Quy trình xử lý và bảo quản máu từ khi lấy máu của người hiến máu cho đến khi truyền máu cho người bệnh

* Quy trình xử lý và bảo quản máu từ khi lấy máu của người hiến máu cho đến khi truyền máu cho người bệnh?

Theo quy định hiện nay của ngành Y tế thì: Những túi máu (máu toàn phần) sau khi lấy từ người hiến máu sẽ được bảo quản ở nhiệt độ lạnh và nhanh chóng được vận chuyển về ngân hàng máu. Tại ngân hàng máu, những túi máu toàn phần đó sẽ được kiểm tra các xét nghiệm, gồm nhóm máu, HIV, virut viêm gan B, virut viêm gan C, giang mai, sốt rét…

Máu và các chế phẩm máu sau đó sẽ được lưu trữ và bảo quản trong các tủ bảo quản lạnh của kho máu theo thời gian. Khi có người bệnh đang cấp cứu hoặc điều trị cần phải truyền máu, tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng hoặc tùy từng loại bệnh mà bác sĩ có chỉ định truyền máu hay các chế phẩm máu cho phù hợp.

Trước khi truyền máu cho người bệnh, các đơn vị sẽ được định lại nhóm và kiểm tra xem có hòa hợp với máu người bệnh hay không. Việc truyền những túi máu cùng nhóm và hòa hợp với máu người bệnh là một việc rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho người bệnh nhận máu.

Túi máu được chuyển đến phòng điều chế để thực hiện các kỹ thuật như ly tâm tách các thành phần của máu như huyết tương, hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu ra độc lập với nhau.

Huyết tương có thời gian bảo quản lâu nhất, lên tới một năm ở nhiệt độ âm 25oC. Tiểu cầu với thời gian bảo quản 3-5 ngày ở nhiệt độ 20-24oC dùng để truyền cho bệnh nhân sốt xuất huyết, giảm tiểu cầu. Hồng cầu có thời hạn sử dụng 42 ngày ở nhiệt độ 2-4oC dùng truyền cho bệnh nhân thiếu máu.

Với điều kiện bảo quản như vậy nên chỉ giữ được hồng cầu tối đa 42 ngày, sau đó tự bản thân tế bào sẽ phân hủy.

Bình chọn tin tức

Bình chọn tin tức: (4.5 / 1 đánh giá)

Top

   (0)